VĂN HÓA BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (phần 1): Nghề truyền thống và phong tục tập quán liên quan đến biển đảo


Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển. Trải qua nhiều thời đại với những thăng trầm của lịch sử, có thể nhìn nhận và đánh giá văn hóa biển đảo truyền thống theo các nội dung sau: 1) nghề truyền thống liên quan đến biển đảo; 2) phong tục, tập quán liên quan đến biển đảo; 3) tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến biển đảo; 4) thiết chế văn hóa liên quan đến biển.
1. Nghề truyền thống liên quan đến biển đảo
Nghề chính của cư dân vùng biển đảo là nghề đánh bắt thủy hải sản. Đây là nghề truyền thống có từ lâu đời ở các vùng biển đảo. Ở Việt Nam, có nhiều hình thức đánh bắt cá biển, song căn cứ vào 
nguyên lý đánh bắt chủ động hoặc thụ động có thể chia ra thành 6 họ nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới vó, nghề cố định và nghề câu. Họ lưới kéo còn gọi là nghề giã hoặc nghề cào, đánh bắt chủ động nhưng tốn nhiên liệu. Đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loại cá đáy 
như cá phèn, cá lượng, cá mối, cá hồng, cá nục, tôm... Họ lưới vây còn gọi là lưới bao hay lưới rút, đánh bắt chủ động, đối tượng đánh bắt chủ yếu là: mực, các loại cá cơm, cá lầm, cá trích, cá ngừ, cá bạc má... Họ lưới rê là nghề đánh bắt thụ động, lưới trôi theo dòng chảy, cá đi vướng vào mắt lưới. Họ lưới vó gồm các nghề vó, mành, rớ, đáng chú ý là nghề vó kết hợp ánh sáng có năng suất khá cao, đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá trích, cá nục, cá cơm, cá bạc má... Họ nghề cố định gồm các nghề đăng, đáy, nò và rớ. Đây là loại nghề đánh bắt không chủ động, song chi phí sản xuất ít và có thể
không cần hoặc cần ít nhiên liệu, đối tượng đánh bắt chủ yếu là tôm, moi và một số loài cá di cư... Họ nghề câu gồm câu vàng, câu tay là nghề có chi phí sản xuất ít, năng suất cao, đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá kẽm, cá dưa, cá trích, cá mập, mực...
Một số nghề truyền thống khác vùng biển, hải đảo như nghề làm lưới, nghề đóng thuyền, nghề thủ công chế tác từ chất liệu hải sản... tuy vẫn còn tồn tại nhưng đã mất dần vị trí ưu tiên phát triển.

2. Phong tục tập quán liên quan đến biển đảo
Trong quá trình sinh sống và sản xuất, 
cư dân vùng biển đảo Việt Nam đã dần hình thành nên những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, nhằm cầu mong một cuộc sống yên bình và những lần ra khơi vào lộng được an lành, tôm cá đầy khoang. Cùng một môi trường sống trên biển cả, hải đảo, những đặc trưng văn hóa truyền thống 
đã thể hiện những điểm tương đồng trong các hình thức cúng tế, kiêng kỵ trong đời sống liên quan đến biển đảo… Tuy nhiên, những sắc thái vùng miền cũng được thể hiện một cách rõ nét trong các đặc trưng văn hóa của các cộng đồng cư dân biển đảo trên cả nước. Những kiêng kỵ trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt liên quan đến nghề nghiệp được các cộng đồng cư dân biển đảo coi trọng và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ví dụ, người Việt 
ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều có chung kiêng kỵ: những người bốc mộ hoặc phụ nữ mới sảy thai không được xuống ghe thuyền; người có tang ma chưa qua khỏi 100 ngày thì không được đi biển. Trước khi đi biển thì người đàn ông không được gần vợ, không ăn cơm khê...; cấm phụ nữ không được bước qua tay lái thuyền và ngồi trên mũi thuyền... Khi đi biển cũng như trước khi tiến hành một công việc trọng đại, người Việt luôn có ý thức chọn ngày tốt. Họ tránh ngày “tam nương” và “sát chủ”. Sự vui vẻ trong gia đình trước khi người đàn ông ra khơi cũng được coi trọng: “Thuận buồm xuôi gió thì đi/Mặt nặng như chì ở lại nuôi con”. Trong ăn uống, người Việt đi biển kiêng lật mình cá khi đã ăn hết phần bên kia bởi họ quan niệm lật thuyền cũng như việc kiêng úp nhũng đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như rổ, rá, thúng, mủng, nón... Đặc biệt, người Việt đi biển kiêng kỵ mang giữ những vật liên quan đến “voi” (cá voi). Một chiếc đốt bằng ngà voi hoặc một sợi lông voi cũng coi như là những vật dụng tối kỵ đối với ngư dân nếu vô tình cất giữ dưới thuyền mang theo ra khơi đánh cá. Những kiêng kỵ của cư dân vùng biển phản ánh tâm thức, quan niệm của ngư dân trong việc hành nghề, thái độ ứng xử với các nhóm, giới trong một cộng đồng. Đằng sau những điều tưởng như mê tín đó là mong muốn sự may mắn, cụ thể là đánh bắt được nhiều cá tôm, an toàn trước những phong ba bão táp của đại dương. Tìm hiểu kỹ những kiêng kỵ của ngư dân có thể cắt nghĩa được tâm thế ứng xử của ngư dân và rộng hơn là của cả một dân tộc trước biển cả. Và đó là nét văn hóa riêng của các cộng đồng dân cư mang trong mình những tín ngưỡng khác nhau, chịu sự pha trộn văn hóa giữa các vùng miền.”

#Sưu tầm - Khanh Hoang Ngo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về Việt Nam vì 4 lý do

LÊ MINH ĐẢO - XUÂN LỘC VÀ SỰ THẬT

Những sự thật về Bắc Triều Tiên và chế độ “độc tài” của gia đình họ Kim.

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO CÓ MỘT KHÔNG HAI

VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ

"Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam"

SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN

"NGƯỜI ĐÀNG HOÀNG AI LẠI LÀM CÔNG AN"

NGÔ QUANG TRƯỞNG VÀ NHỮNG TRÒ LỐ