Bài đăng

Diễm xưa

Hình ảnh
Ngữ nghĩa của "Diễm xưa" được cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lý giải: "Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa". Cô Diễm trong bài hát (chính xác hơn là tựa bài hát, cả bài hát không có một từ "Diễm" nào) là sinh viên trường Đại học văn khoa Huế (một trong hai trường tiền thân của trường Đại học khoa học - Đại học Huế ngày nay). Nhà Bích Diễm ở bên kia sông qua Cầu Phú Cam, rẽ tay phải về phía đường Phan Chu Trinh, hàng ngày cô gái vẫn đi qua nơi Trịnh Công Sơn ở dưới hàng cây long não xanh mướt. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng kể lại: "Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt... Nhà cô ấy ở

"Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam"

Hình ảnh
 "Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam" (A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam) một cuốn sách nổi tiếng của nhà báo Neil Sheehan. Ngay khi được xuất bản tại Mỹ năm 1988 nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ vào năm đó. Và một năm sau đó đã giúp tác giả Neil Sheehan đoạt giải Pulitzer danh giá của Mỹ. Cuốn sách quá thành công đến độ 10 năm sau (năm 1998) HBO đã chuyển thể thành phim với cùng tựa đề (hiện có thể tìm thấy trên Youtube) Hai năm sau kể từ ngày xuất bản ở Mỹ, cuốn sách trên lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam với 3000 bộ gồm hơn 1000 trang sách chia thành 2 tập. Và tình cờ nhiều năm trước tôi đã sở hữu được một trong những bộ sách đầu tiên ấy, chúng được cất cẩn thận vào ngăn tủ nhiều năm trước khi tôi lấy ra đọc. Vì vậy nó gây ra sự nuối tiếc cho tôi. "Tại sao không đọc sớm hơn?!" Tác giả Neil Sheehan là một nhà báo trẻ khi có mặt ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ông là một đồng nghiệp, "

NGÔ QUANG TRƯỞNG VÀ NHỮNG TRÒ LỐ

Hình ảnh
Ngô Quang Trưởng là lính gốc nhảy dù tốt nghiệp sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Theo quy chế thăng cấp tướng của ngụy quân Sài Gòn thì sĩ quan tốt nghiệp trừ bị Thủ Đức phải được đào tạo qua cấp bậc học cao hơn. Võ bị quốc gia Đà Lạt mới là nguồn sĩ quan hiện dịch, nguồn tướng lĩnh của ngụy quân, tại võ bị quốc gia Đà Lạt các khóa sinh học qua 48 môn nên sau này lên tướng sẽ có cây gậy chỉ huy cấp tướng dài đúng 4 tấc 8. Trưởng là trường hợp đặc cách nhờ vào công trạng và những lần được tuyên dương trước quân đội tất nhiên là không có cây gậy 4 tấc 8.  Vì là lính nhảy dù nên khi được bổ nhiệm Tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh đóng ở Huế (thay Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận sau vụ "biến động miền Trung") ông đã "chơi trội" vào ngày nhậm chức bằng cách nhảy dù xuống Huế. Nhưng không biết do luống cuống hay do gió máy thế nào Trường nhảy xuống ngay giữa sông Hương làm đám đàn em Sư đoàn 1 bộ binh cuống cuồng chạy canô, chèo đò, xuồng... ra vớt Tân Tư lệnh ướt sũng lên bờ đưa về Bộ Tư

SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN

Hình ảnh
Trong ảnh là Tướng 3 sao (Trung tướng) Nguyễn Vĩnh Nghi - sĩ quan cao cấp nhất của ngụy quân Sài Gòn bị bắt sống tại mặt trận. Nguyễn Vĩnh Nghi khi còn đeo lon Thiếu tướng 2 sao Đời binh nghiệp của Nghi không có gì nổi bật dưới thời "Ngô triều". Khi Dương Văn Minh cầm đầu tướng tá ngụy làm đảo chánh và hành quyết Ngô Đình Diệm thì Nghi chỉ mới là Thiếu tá không mấy ai biết đến. Nhưng đến khi dưới triều đại "Đệ nhị cộng trừ" của Nguyễn Văn Thiệu, đường công danh của Nghi phất lên như diều gặp gió, 1966 thăng cấp Đại tá, 1968 thăng cấp Chuẩn tướng, 1970 thăng cấp Thiếu tướng và bổ nhiệm Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 của ngụy quân đến đầu năm 1974 được thăng Trung tướng (Tướng 3 sao). Theo Hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ viết: “Nguyên tư lệnh các lực lượng Nam Việt Nam (ngụy quân Sài Gòn) ở đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí (phần lớn là M16) cá nhân do Hoa Kỳ trang bị để tuồn ra chợ đen”. Và như ghi trên, lúc đấy Ngh

VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ

Hình ảnh
Theo như những gì mà tác giả Nguyễn Đình Tiên viết trong cuốn "Chân dung tướng ngụy Sài Gòn" khi tiếp xúc với "tướng 3 sao" Nguyễn Hữu Có trong trại học tập cải tạo dành cho sĩ quan tướng lĩnh Sài Gòn thì Nguyễn Hữu Có là người được đám tướng ngụy kính trọng. Ông được giao chỉ huy lớp học. (Có 37 cựu tướng lĩnh địch ngụy cũ được đưa đi học tập cải tạo gồm 7 Trung tướng, 11 Thiếu tướng và 19 Chuẩn tướng). Ông Có từng là 1 trong 4 tướng lĩnh đứng đầu chế độ ngụy quyền Sài Gòn thời kỳ "loạn tướng" - Thiệu Kỳ Thi Có. Từng tham gia Việt Minh nhưng không chịu đựng được khó khăn, gian khổ nên đã bỏ ngũ về với địch. Ông Có là người có trình độ nhưng cũng giống như đám tướng tá ngụy quân khác ông biến mình thành công cụ giết người, sát hại chính đồng bào mình, trở thành tên tay sai làm việc cho quan thầy Pháp rồi quan thầy Mỹ. Tay ông nhuốm máu đồng bào để làm giàu, để được gắn lon Trung tướng ba sao và để đạt được danh vọng trong bộ máy tay sai của Mỹ. Ông Có bị

LÊ MINH ĐẢO - XUÂN LỘC VÀ SỰ THẬT

Hình ảnh
Trong những cộng đồng người Việt ở hải ngoại có thành phần địch ngụy cũ mang tư tưởng hận thù và chậm tiến. Họ cố tình không nhận thức được sai lầm của chính họ đã từng một thời lầm lỡ vác súng theo giặc bắn lại đồng bào. Dù bây giờ phần đông trong số họ đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn thường hay làm những trò mà nhiều người phải lắc đầu ngao ngán; nào là biểu tình la ó, thở thì đôi lúc còn phải nhờ đến máy mà cũng không biết tiết kiệm để đặng trút hơi thở cuối cùng; nào là bày trò duyệt binh, diễu hành già hom hem mặc vào những bộ rằn ri lôi thôi lếch thếch, thùng thình, dây dợ, huân huy chương tùm lum… chân tay quơ mỗi ông mỗi kiểu; nào là kêu gọi “chống cộng” đến cùng dù giờ chống gậy còn không vững… Đến độ nhiều người mỉa mai gọi họ là lính “quân cụ”. Họ thường ca ngợi sự “anh dũng” của cái gọi là “Quân lực Việt Nam cộng hòa” - đội quân đã tan rã và tháo chạy cách đây hơn 40 năm. Giờ đây một số người trong cái đội quân đã chết ấy tập hợp nhau lại trong những đội hình xộc xệch đ

NGÀY NÀY NĂM XƯA: V.C NÉM BOM DINH ĐỘC LẬP

Hình ảnh
(Tác giả viết dựa trên nhiều tư liệu. Lối viết mang tính tiểu thuyết lịch sử cho nên đừng thắc mắc tại sao lại như vậy nhé :p ) Kiểm soát không lưu ngụy quân Sài Gòn: "Phi đội nào? Phi đội nào?" Phi công: "VIỆT CỘNG ĐÂY!" Đó là đoạn đàm thoại qua sóng vô tuyến giữa kiểm soát không lưu ngụy với viên phi công bi nghi là thuộc về phe đảo chính nào đó, mà trước hết sự nghi vấn dồn về Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cựu Tư lệnh không quân - người đã bị Nguyễn Văn Thiệu gạt ra khỏi liên danh tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Viên phi công trên đã chấm dứt đoạn hội thoại với lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn về danh tính thực sự của mình và cũng là điều lý giải hành động của anh vừa mới làm - ném 2 trái bọm xuống Dinh Độc Lập - Phủ đầu rồng của ngụy quyền Sài Gòn, một trái rất tiếc đã trật ra ngoài. Tiếng bom nổ từ Dinh Tổng thống ngụy đã làm châm ngòi hỗn loạn cả Sài Gòn vốn đang như thùng thuốc súng vào những ngày tháng hấp hối của chế độ tay sai của Mỹ dựng lên. Người