TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO.




Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo nên việc đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cách mạng. Với một giác quan chính trị nhạy bén và sự mẫn cảm kiệt xuất, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy đồng bào các tôn giáo là một lực lượng quần chúng hùng hậu của cách mạng, là một bộ phận không thể thiếu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tập hợp quần chúng tín đồ các tôn giáo vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không những đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tín đồ tôn giáo mà còn đem lại quyền tự do tôn giáo cho họ. Những lời di huấn, phong thái, cũng như cách ứng xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với các tín đồ, chức sắc, giáo sĩ nói riêng là những bài học quý báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dận tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng là những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh(TT.HỒ CHÍ MINH) về tôn giáo.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định : “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê - nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, là bộ phận của Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo chính là sự vận dụng sáng tạo những điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê-nin về tôn giáo trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.   
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thể nhận thấy rằng nổi bật lên trong tư tưởng của người là tư tưởng nhân văn, tư tưởng đại đoàn kết, tư tưởng chống áp bứt bốc lột và giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định thế giới quan Mácxít và chủ nghĩa duy vật, hoàn tòan khác tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm nhưng không phải vì thế mà nghi kị, bài xích, đối đầu với tôn giáo. Đồng thời khẳng định chính sách lâu dài nhất quán của Đảng và nhà nước ta là đoàn kết  lương giáo, hoà hợp dân tộc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến kiến quốc .
Hồ Chí Minh tìm thấy những nét tương đồng giữa học thuyết Mácxít và mục đích của tôn giáo. Người cho rằng, trong nhiều lĩnh vực các vị giáo chủ và các nhà cách mạng đều là những người có lòng nhân ái cao cả. Mục đích lý tưởng của tôn giáo trong nhiều lĩnh vực, không đối lập và tách biệt với chủ nghĩa xã hội vì cả 2 phía đều muốn có một xã hội công bằng, giải phóng cho người nghèo khó mưu cầu hạnh phúc cho con người và xã hội . Đồng thời Bác coi lý tưởng của các bật thánh thiền cũng là lý tưởng  và mục đích đấu tranh của mình. Tiếp bước người, các học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là những người kế tục xứng đáng tư tưởng của Người về vấn đề tôn giáo.
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định những nội dung tốt đẹp của đạo đức tôn giáo, Người nhận thấy biểu hiện của nhữnh phẩm chất đạo đức tôn giáo là cần thiết cho việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp trong xã hội mới hun đúc tinh thần cách mạng chống áp bức bóc lột và góp phần bối dưỡng tinh thần yêu nước thương nòi của người có tôn giáo.
Khẳng định những khía cạnh nhân văn của tôn giáo. Người đã thể hiện sự đồng điệu của mình đối với chúa Giêsu, Thích Ca Mầu Ni và các vị giáo chủ khác. Bỡi chúa Giêsu dạy đạo đức là bác ái, Phật Thích Ca dạy đạo đức là từ bi, Khổng Tử dạy đạo đức là nhân nghĩa và những điều răng của các tôn giáo có vai trò tích cực đẩy lùi những tiêu cực của xã hội. Người viết: “Tín đồ phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị Chí tôn nên chúng ta tin tưởng”. Vì vậy, lúc sinh thời Người luôn tâm đến những ngày lễ lớn của các tôn giáo, viết thư thăm hỏi, giáo dục lòng yêu nước và tin ngưỡng trong sáng của các tín đống, chức sắc tôn giáo. Và trên cả ở Người, bao giờ cũng toát lên sự chân thành, độ lượng, tôn trọng và yêu thương con người vô bờ bến. Đặc biệt, đối với các tín đồ tôn giáo, Người càng cảm nhận hơn nổi bất hạnh của họ, sự cùng cực khổ đau của cuộc sống đời thường mà họ không thể lý giải nổi nên tìm đến tôn giáo để tự giải thoát mình ở cõi hư vô.”


(Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1960)

Khẳng định những nội dung tốt đẹp của đạo đức tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Người cho rằng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người, và những ai hạn chế vi phạm thô bạo đến quyền ấy là đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội.
Trong các văn bản quan trọng cũng như những sắc lệnh mà Người trực tiếp soạn thảo và tuyên bố luôn khẳng định tư tưởng nhất quán lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên các loại văn bản mà còn biểu hiện bằng hành động thực tế của Người.
Mặt khác Người tôn trọng đức tin của đồng bào có đạo và thương yêu bà con có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, làm cho kể cả những người không cùng quan điểm cũng phải kính phục. Đáp lại tình cảm của người nhiều quần chúng tín đồ chức sắc tôn giáo đã trở thành lực lượng cách mạng, nêu những tấm gương tiêu biểu trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Những khẩu hiệu: Cởi cà sa mặc chiến bào ra trận, hay gương sáng của Đại đức Thích Thiện Mỹ và hoà thượng Thích Quảng Đức mãi là tấm gương cho các tín đố tôn giáo nêu theo.
Đoàn kết tôn giáo là yếu tố rất cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Nười đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là tư tưởng lớn là một chiến lược lâu dài chứ không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời. Người khẳng định : “ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kế để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Trong đó đoàn kết lương giáo là đoàn kết giữa những người cộng sản với những người có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và giữa những người có tính ngưỡng với những người không có tính ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự nghiệp chung không phải của riêng ai. Vì lẽ đó mà Người coi trọng yếu tố then chốt dẫn đến mọi thắng lợi là đoàn kết. Trong tư tưởng đoàn kết lương giáo của Người đã chỉ rõ :
Một là, phải đặc lợi ích dân tộc, lợi ích tòan dân lên trên hết,Người chú ý quan tâm đền đời sống vật chất và tin thần với đồng bào có đạo
Hai là, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, khắc phục được những mặc cảm, định kiến với nhau và chống âm mưu chia rẽ lương giáo của bọn phản động
 Ba là, phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với bọn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của các phần tử phản động để tôn trọng và phê phán
Bốn là, phải kế thừa những giá trị nhân bản của tôn giáo trân trọng những người sáng lập các tôn giáo lớn , tranh thủ giáo sĩ quan tâm đến giáo dân độ lượng, vị tha với người lầm lỗi phê phám bọn phản động đồng thời không chỉ đoàn kết những người có đạo và không có đạo mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau
Khi hoạt động ở nước ngoài Người thường hiệu triệu quốc dân đồng bào không phân biệt lương giáo muôn người như một mà đặc biệt là đối với những người công giáo. Đồng nguyên tắc quán xuyến của Bác là mỡ rộng đối tượng đoàn kết đến tất cả những ai là công dân nước Việt Nam để phục vụ quyền lợi toàn cục của cách mang .Vì vậy từ chính sách đại đoàn kết của Người đại đa số tín đồ chức sắc tôn giáo đã đi theo con đường cách mang đúng đắn của dân tộc
Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại sự đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng, tư do tư tưởng của người khác hoặc làm những việc trái pháp luật. Người đã nhấn mạnh “Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị kẻ đội lốt tôn giáo để phản chúa, phản nước” Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những biểu hiện vi phạm tín ngưỡng tôn giáo chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Đó là:
Người đề xuất việc pháp luật hóa chính sách về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ lâm thời (3/9/1945) Hồ Chủ tịch đã phát biểu : “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do, Lương Giao đoàn kết”. Đồng thời nghiêm khắc phâ phán những sai phạm về chình sách tôn giáo của chính phủ, của cán bộ nhất là những cán bộ dân vận làm công tác tôn giáo. Người có thái độ đ1ung đắn và phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính với những kẻ lợi dụng tôn giáo . Ngoài việc nghiêm khắc phê phán Người có biện pháp hữu hiệu với những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo dù ở cương vị nào.
Hồ Chí Minh rất chú trọng trọng đến tín ngưỡng truyền thống Việt Nam nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bản thân Người đã nhiều lần nhắc đến tổ tiên với tình cảm chân tình, tôn kính và nhận thấy : “Tổ tiên rực rở, anh em thuận hoà”. Bên cạnh đó Người cũng đã nghiêm khắc phê phán và nêu một số phương hướng nhằm khắc phục tệ nạn mê tín, dị đoan. Đó là, Bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan phải đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng tuần phong mỹ tục. Việc đấu tranh nhằm khắc phục tệ nạn mê tìn dị đoan phải tế nhị, tránh thô bạo.
Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với người có tín ngưỡng, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không mâu thuẫn với nhau, mà mỗi một người vừa là một người dân yêu nước vừa là một tín đồ chân chính. Người công giáo tốt phải là người công dân tốt, kính chúa và yêu nước là nhiệm vụ không thể tách rời có hết lòng phụng sự tổ quốc mới làm sáng danh chúa. Tư tưởng về tôn giáo của người là sự kế thừa suất sắc Chủ nghĩa Mác Lê-nin, Người luôn tôn trọng niềm tin mang tính thiên của các tín đồ đặc biệt tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” được Người vận dụng linh hoạt trong giải quyết vấn đề tôn giáo mà chủ yếu là vận động để mọi tín đồ, chức sắc hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và để sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tư tưởng và đạo đức nhân văn của Người là toàn diện và cao cả, riêng đối với tín đồ thì Người là Giáo chủ là thánh Mi-Xen của họ.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tôn giáo thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, tôn trọng những giá trị của tôn giáo với đời sống xã hội, là đỉnh cao trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là những chỉ dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân Người cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không chỉ giỏi nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức linh hoạt. Người lôi cuốn được đông đảo đồng bào có đạo theo cách mạng không chỉ bằng đường lối đúng đắn mà còn bằng cả trái tim nhiệt huyết, chân thành và những hiểu biết sâu rộng về tôn giáo của mình. Đó là tấm gương sáng mà tất cả những người làm công tác tôn giáo bây giờ cần học tập để đưa công tác tôn giáo ở nước ta lên tầm cao mới đáp ứng yêu cầu của đất nước./.
                                                                                                         Hoài Nhung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về Việt Nam vì 4 lý do

LÊ MINH ĐẢO - XUÂN LỘC VÀ SỰ THẬT

Những sự thật về Bắc Triều Tiên và chế độ “độc tài” của gia đình họ Kim.

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO CÓ MỘT KHÔNG HAI

VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ

"Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam"

SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN

"NGƯỜI ĐÀNG HOÀNG AI LẠI LÀM CÔNG AN"

NGÔ QUANG TRƯỞNG VÀ NHỮNG TRÒ LỐ