MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT AN NINH MẠNG 2018


1 - Lưu ý các hành vi bị cấm trên mạng
Luật An ninh mạng 2018 dành riêng Điều 8 để quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Theo đó, người dùng facebook nói riêng và người sử dụng mạng internet nói chung cần lưu ý không vi phạm các hành vi sau:
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội trên facebook;
- Quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm…
Người dùng facebook cần lưu ý gì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực?

Có nhiều hành vi bị nghiêm cấm trên mạng mà người dùng facebook cần lưu ý (Ảnh minh họa)


2 - Không đưa lên facebook bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điểm d, khoản 1 Điều 17 của Luật An ninh mạng chỉ rõ, một trong những hành vi vi phạm trên không gian mạng là đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm này sẽ được cơ quan chủ quản hệ thống thông tin triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời gỡ bỏ thông tin. Do đó, người dùng facebook cũng cần lưu ý thêm thông tin này khi đăng tải các bài viết, hình ảnh.

3 - Đăng tải thông tin vi phạm phải gỡ bỏ ngay khi có yêu cầu
Theo khoản 9 Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định.
Tương tự, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.

4 - Đảm bảo đời sống riêng tư của trẻ em trên facebook
Điều 29 của Luật này quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em có quyền được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
Người tham gia mạng xã hội nói chung và cha, mẹ trẻ em nói riêng cần phải đảm bảo quyền nêu trên của trẻ em, ngăn chặn các thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.
Trước đó, Luật Trẻ em 2016 cũng quy định việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; nếu trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.






Còn dưới đây là clip xuyên tạc của bọn phản động về Luật An ninh mạng
Mọi người cần cảnh giác không để các thế lực thù địch xuyên tạc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về Việt Nam vì 4 lý do

LÊ MINH ĐẢO - XUÂN LỘC VÀ SỰ THẬT

Những sự thật về Bắc Triều Tiên và chế độ “độc tài” của gia đình họ Kim.

VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO CÓ MỘT KHÔNG HAI

"Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam"

SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN

"NGƯỜI ĐÀNG HOÀNG AI LẠI LÀM CÔNG AN"

NGÔ QUANG TRƯỞNG VÀ NHỮNG TRÒ LỐ