PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Tác giả: Anh Akula
Phân biệt vùng miền, dân tộc từ lâu đã trở thành một vấn nạn lớn đe dọa phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là nguyên nhân, điều kiện tạo ra những sự bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, ly khai… xa hơn nữa là nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia, đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước. Nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vùng miền, tính cục bộ, địa phương của một bộ phận người trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết dứt điểm.

- Để giải quyết được vấn đề trên, đầu tiên ta cần phải hiểu sơ lược về đặc điểm chính trị, lịch sử, văn hóa, đặc điểm dân cư nước ta.
+ Về chính trị, nhà nước ta là nhà nước đơn nhất, do một Đảng cầm quyền lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam theo chế độ XHCN với nền tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh…
+ Về lịch sử, văn hóa, nước ta có lịch sử hình thành từ rất lâu đời (hơn 2700 năm), do đó chúng ta có một nền văn hóa phong phú, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, là sự hòa trộn của văn hóa các vùng miền tạo thành nền văn hóa Việt. Một trong những nét đặc trưng ấy là “văn hóa sông nước, văn hóa làng – xã” do lãnh thổ nước ta được hình thành trên lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Mã… từ các con sông hình thành lên các làng xã, và các làng xã liên kết lại với nhau để trị thủy, chống giặc ngoại xâm đã hình thành nên quốc gia, dân tộc. Chính sự liên kết, gắn bó ấy đã tạo nên tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, thực tế có những thời điểm chúng ta chịu sự đô hộ của ngoại bang, điển hình là việc các thế lực Phong kiến Phương Bắc đã đô họ nước ta hơn 1000 năm (179 TCN – 938) nhưng do không đặt bộ máy cai trị đến cấp làng – xã cho nên chúng không thể thực hiện được âm mưu đồng hóa dân tộc. Có thể thấy rằng “mất nước chứ không mất làng” hay “làng – xã cứu nước non” và cũng từ đó cụm từ “làng – nước” luôn gắn với nhau không thể tách rời.
Nói về “tinh thần yêu nước”, “tinh thần đoàn kết” tinh thần ấy được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ yêu nước mà đoàn kết. Đến thời đại Hồ Chí Minh, Người đã nâng tinh thần ấy lên thành “chủ nghĩa yêu nước, “tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần đoàn kết quốc tế”, Người nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nhờ có tinh thần ấy mà dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, và giành được những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là tấm gương của các dân tộc bị áp bức.
+ Về tình hình dân cư, nước ta là nơi cư trú của 54 Dân tộc, với hơn 90 tr dân trong đó người Kinh khoảng hơn 76 tr người chiếm > 85%, 15% còn lại là các dân tộc khác với địa bàn cư trú trên lãnh thổ là không cố định.
- Tiếp đến, nói về vấn nạn phân biệt vùng miền, dân tộc, đây có thể coi là một “di chứng do lịch sử để lại” do các đế quốc xâm lược đã sử dụng chính sách “chia để trị” để nhằm thực hiện âm mưu chia cắt, đô hộ lâu dài trên đất nước ta, một ví dụ rõ ràng nhất là việc Thực dân Pháp sau khi hoàn thành việc xâm lược nước ta (1884) đã ngay lập tức bắt tay vào xây dựng bộ máy cai trị ở 3 miền với 3 chế độ cai trị khác nhau và kích động, gây chia rẽ giữa các dân tộc. Sau đó, Mỹ hất cẳng Pháp (1954) lập ra Ngụy quyền Sài Gòn, nhằm tiếp tục âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tuy nhiên đến năm 1975 ta đã thống nhất được giang sơn, khiến chúng phải chuốc lấy thất bại một cách cay đắng…
+ Về thực trạng hiện nay, không khó có thể thấy trên mạng xã hội nhan nhản những hội nhóm, bài viết, stt mang tính kích động, gây chia rẽ vùng miền, dân tộc, VD: “hội những người ghét dân TH, NA” hay “không bao giờ lấy dân vùng X, vùng Y”… bên cạnh đó cũng xuất hiện những video mang tính đả kích vùng miền hoặc tại những nơi công cộng, đông người tụ tập nói chuyện cũng xuất hiện những câu nói kiểu như “đồ nhà quê” hay “ghét ai đó, ghét dân vùng nào đó”… hoặc sử dụng những từ ngữ của bọn thực dân cũ gán cho một vùng, miền nào đó như "Bắc Kỳ", "Trung Kỳ", "Nam Kỳ"...
+ Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này ngoài vấn đề lịch sử còn do:
Do tác động của mặt trái Kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Cụ thể, trong quá trình giao lưu, tiếp thu, học hỏi đã vô tình tiếp thu những nội dung, tư tưởng không phù hợp, “xấu” như “chủ nghĩa cá nhân”, “chủ nghĩa thực dụng”, “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”…;
Do ý thức, nhận thức, văn hóa ứng xử của một bộ phận cán bộ, quần chúng bị hạn chế hoặc xuống cấp trầm trọng trong ứng xử hay đánh giá về những vấn đề, nhất là những vấn đề nhạy cảm;
Do những hạn chế, bất cập, yếu kém nảy sinh trong hệ thống chính trị địa phương mà chưa được xử lý một cách đúng đắn nhất là công tác cán bộ, tổ chức cán bộ, điển hình trong thời gian gần đây là “bổ nhiệm người nhà, đồng hương”;
Do những thông tin thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan được đưa ra từ một số cơ quan, đơn vị làm truyền thông khi chỉ đưa tin xấu mà không đưa tin tốt;
Từ âm mưu kích động, chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài.
Trong những nguyên nhân trên thì những nguyên nhân bên trong là nguy hại nhất, nó gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với hệ thống chính trị; làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh của các vùng miền, địa phương… là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng này.


- Về những hậu quả có thể xảy đến, đó là vấn nạn trên sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, ly khai… đe dọa an ninh quốc gia. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc, vùng miền họ đều có ý thức hệ dân tộc, vùng miền cao, do đó khi gặp những lời lẽ kích động trên thì phản ứng của họ đương nhiên là sẽ phải lên tiếng bảo vệ cho cộng đồng, quê hương mình, lâu dần sẽ khiến họ đẩy ý thức hệ ấy lên một cách cực đoan và khi gặp một sự tác động đủ lớn thì sẽ có thể khiến một cộng đồng, một dân tộc, một vùng miền nổi dậy, ly khai hay xuất hiện những hành động khủng bố, tấn công nhằm vào những người ở vùng miền, dân tộc khác mà họ “thù địch”, lấy VD: cuộc bạo loạn Tây nguyên (2001, 2004) bọn FULRO phản động lưu vong được sự hậu thuẫn của chính quyền một số nước thù địch đã đưa ra luận điệu “người Kinh cướp đất người Thượng” hay Bạo động Tân Cương – TQ (2009) từ 1 đoạn video giả với nội dung “chủ doanh nghiệp người Hán đánh đập người lao động Duy Ngô Nhĩ” … đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đối với quốc gia trên nhiều mặt…
Về khía cạnh cá nhân, khi tiếp nhận những thông tin xấu mang nội dung thù địch trong một thời gian dài cũng sẽ làm nảy sinh thái độ, tình cảm tiêu cực, lâu dần sẽ chuyển hóa thành những hành động như: bêu riếu, kích động cá nhân, vùng miền dân tộc… hay đôi khi cũng chỉ vì “vui mồm” nói vu vơ không lường trước được hậu quả.
Xét cho cùng thì vấn nạn trên nói cả về lý lẫn về tình đều không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì và nếu căn cứ theo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người có hành vi trên có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 116 về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” với khung hình phạt quy định chung từ 7 – 15 năm (*).
Vì vậy, thông qua bài viết này, hi vọng tất cả mọi người hãy nâng cao hơn nữa thái độ, ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sống chan hòa, cởi mở. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhận thức để có thái độ tích cực, đánh giá khách quan đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm của đất nước, nhằm tẩy bỏ chủ nghĩa cá nhân, cục bộ… qua đó củng cố vững chắc khối “đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế”; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, trong quá trình viết bài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp./.
--------A.K--------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS. Trần Ngọc Thêm.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
4. Văn kiện Đảng toàn tập.
5. https://vi.m.wikipedia.org/…/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_%E1%BB%…
6. https://vi.wikipedia.org/…/B%E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%99ng_t%….
7. https://www.youtube.com/watch?v=i_MOFoqqe50.
Chú thích:
(*).Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Bộ luật hình sự 2015(có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đừng mộng đòi đi nước ngoài định cư nữa, Việt kiều Mỹ đang muốn về Việt Nam vì 4 lý do

LÊ MINH ĐẢO - XUÂN LỘC VÀ SỰ THẬT

Những sự thật về Bắc Triều Tiên và chế độ “độc tài” của gia đình họ Kim.

VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO CÓ MỘT KHÔNG HAI

"Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam"

SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN

"NGƯỜI ĐÀNG HOÀNG AI LẠI LÀM CÔNG AN"

NGÔ QUANG TRƯỞNG VÀ NHỮNG TRÒ LỐ